Chia sẻ từ CAO THỦ – Luyện NGHE từ A đến Z

Bài chia sẻ từ một cựu thí sinh IELTS 8.0 Listening – Trợ giảng tại ZORBA IELTS

Có thể nói đây là kỹ năng đầu tiên mà khi học IELTS chúng ta cần bắt tay vào đầu tiên. Thực sự mà nói kỹ năng nghe là kỹ năng cứu vớt điểm của chúng ta trong kết quả thi IELTS của mình. Thế nên là việc bắt tay vào kỹ năng này ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết phải không nào? Mình không biết đối với các bạn thì như nào nhưng với mình thì mình thấy cách học listening hiệu quả nhất, nhanh lên trình nhất thì chỉ có nghe chép chính tả thôi (tức là dictation). Trước hết hãy xác định trình độ hiện tại của mình, ví dụ sẽ có bạn là A2, cũng sẽ có bạn hiện tại đang B1 chẳng hạn (những trình độ này mình đang nói là theo khung tham chiếu chung Châu Âu nhé). Sau khi biết mình đang ở đâu thì bắt tay vào thôi. Cái cách học này nó đúng theo nghĩa đen là chép chính tả luôn các bạn ạ. các bạn tưởng tượng hồi ở cấp 1 các bạn học tiết chính tả thế nào thì cách học này cũng sẽ y như vậy, thứ tự các bước khi mình luyện nghe chép chính tả sẽ như sau nhé:

Bước 1: các bạn chọn một bài listening phù hợp với trình độ của mình nhé (các bạn hãy chọn những bài nghe mà nó có độ dài phù hợp, tức tầm vài phút, đừng dài quá nhé. Và nhớ là bài nghe phải có bản transcript, tức là bản word tất cả những gì được nói trong đoạn đoạn audio đó để khi nghe xong mình tự check được nhé)

Bước 2: các bạn cứ nghe được tầm 2-3 giây thì dừng bài nghe lại để chép ra những từ mình nghe được (Bước này mình cứ chép ra những từ gì mình nghe được nhé các bạn, đừng nản mỗi khi không nghe được từ đó hay gì nhé, những từ mình không nghe được đó chính là những lỗ hổng mà mình cần tập trung vào nhé )

Bước 3: Sau khi đã nghe xong bài nghe thì mình bắt đầu mở phần transcript ra để đối chiếu, bổ sung những chỗ mình chưa nghe được, những từ mình nghe sai và chú ý cả lỗi ngữ pháp nữa nhé các bạn. Luyện nghe như thế không chỉ tập cho mình cách đọc chuẩn các từ bởi vì chỉ khi phát âm đúng các từ ấy thì mình mới nghe được từ đó nhé. Hơn nữa nghe chép chính tả còn luyện cho mình tư duy ngữ pháp tiếng anh qua việc mình check các từ mình nghe được so với bản transcript chẳng hạn, ví dụ có những động từ ở quá khứ, nghĩa là có đuôi “ed” mà mình lại để ở hiện tại chẳng hạn, vv… 

Bước 4: Các bạn hãy làm lấy một quyển sổ để note lại nghĩa và cách phát âm cũng như cách dùng của các từ trong bài nghe mà mình chưa nghe được hoặc những từ mình chưa biết nghĩa mà xuất hiện trong bài nghe nhé. Những từ vựng từ listening cũng là một nguồn rất hay ho để mình cải thiện vốn từ của mình và để áp dụng cho reading, writing hay speaking sau này nhé.

 

Thật ra cái cách luyện nghe này nó hơi giống con dao hai lưỡi. Kiểu như nếu thực hiện đúng cách thì nó sẽ là cách luyện nghe tốt nhất và thực sự tiến bộ một cách nhanh chóng còn nếu không đủ nghị lực thì nó sẽ rất dễ khiến mình nản ý. Đúng là cách học listening như này khá là cực lúc ban đầu nhưng tin mình đi, chỉ sau một thời gian ngắn khoảng hai hoặc ba tuần nghiêm túc luyện theo cách này thì các bạn sẽ cảm thấy như mình có đôi tai mới vậy hehe. Cảm giác có thể chinh chiến mọi dạng bài IELTS listening. 

Mình xin được đính kèm một số nguồn listening mình thấy hay ho để các bạn có thể tham khảo nhé: 

https://learnenglish.britishcouncil.org/skills/listening

https://www.youtube.com/watch?v=WVPcKah4CbA&list=PLcetZ6gSk96-FECmH9l7Vlx5VDigvgZpt

https://www.learnenglish.de/dictationpage.html#elem

https://www.learnenglish.de/dictationpage.html#inter

Chúc các bạn học tốt!

Bài viết liên quan