Bài chia sẻ từ một cựu thí sinh IELTS 8.0 Reading – Trợ giảng tại ZORBA IELTS
Kỹ năng đọc trong IELTS là kỹ năng mình chỉ có thể luyện khi đã có một vốn từ vựng nhất định rồi và cũng là kỹ năng trong khi luyện mình sẽ học được nhiều từ vựng nhất. Cũng giống như listening, kỹ năng này thường sẽ là kỹ năng cứu vớt cho điểm IELTS tổng thể của chúng ta. Thì khi mình luyện kỹ năng này thì mình chỉ có 3 cái quan trọng nhất để lưu ý với mọi người. Thứ nhất là “paraphrase”. Thứ hai là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Thứ ba là “collocation”. Có lẽ một số bạn cũng biết paraphrase là gì hoặc collocation là gì rồi nhưng sau đây mình xin được giải thích cụ thể tại sao mình lại lưu ý ba thứ này nhất trong khi mình luyện kỹ năng đọc nhé.
Đầu tiên, về paraphrase, đây là chìa khóa đầu tiên để chinh phục 8.0 Reading. Paraphrase có nghĩa là bạn cũng diễn đạt một ý đấy, bạn diễn đạt lại một ý nào đó nhưng bạn dùng từ khác đi. Ví dụ bạn có thể thay đổi từ ngữ, thay đổi dạng từ, thay đổi cấu trúc câu, miễn là cách diễn đạt mới của bạn không bị thay đổi về sắc thái, về ý nghĩa so với câu gốc. Để làm được điều này thì mình phải có một vốn từ vựng về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cũng như là collocation của từ nhé.
Kế đến là phần từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Trước hết, mình xin cam đoan với các bạn rằng từ vựng thực sự là yếu tố then chốt quyết định số điểm IELTS của bạn. Dù là kỹ năng nào trong 4 kỹ năng thì việc học từ vựng nên luôn là ưu tiên số một. Nhưng ý mình ở đây là không phải mình học từ vựng suông, học từ vựng một cách máy móc, chỉ nhớ nghĩa của từ thì việc học từ vựng đó cũng sẽ không đem lại kết quả gì nhiều lắm. Học từ vựng là không chỉ nhớ nghĩa từ đấy nhưng là học cách dùng, học những cấu trúc hay gặp, những giới từ đi với nó và đặc biệt là cách dùng nó, ngữ cảnh sử dụng nó nữa. IELTS reading có một cái rất hay đó là sau khi mình luyện những bài reading xong rồi mình sẽ có một kho tàng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để mình ghi chú lại, mình note lại để phục vụ cho bài writing, bài speaking cũng như những bài reading sau nữa. Thường thường để có thể tìm được thông tin trong bài, tìm được chi tiết quyết định đáp án thì mình sẽ phải hiểu được cách người ta paraphrase câu hỏi, tức là người ta đã dùng những từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa để thay đổi câu hỏi đi. Điều đó có nghĩa rằng mình phải biết những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, những từ thuộc trường từ vựng đó thì mình mới tìm được chính xác vị trí thông tin cần tìm trong bài đọc.
Về phần collocation, đây là cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ thường được sử dụng bởi người bản ngữ. Ví dụ, để chỉ niềm hạnh phúc to lớn chẳng hạn, mình sẽ không dùng “ big happiness” hay “huge happiness” nhưng mình sẽ dùng “ great happiness”. Điều đó có nghĩa là từ happiness chỉ đi với từ “great” để diễn đạt ý nghĩa đó. Nếu sử dụng “big happiness” hay “huge happiness” thì mình đoán là người bản ngữ người ta cũng sẽ hiểu ý mình nói nhưng tiếng anh đó của mình nó sẽ bị gượng gạo, bị thiếu tự nhiên và nó hơi “vô lý” đối với họ . Không sao, may quá, chúng mình đã có một từ điển riêng dành cho việc tra những từ hay đi kèm với một danh từ nhất định để diễn tả một ý nghĩa cụ thể rồi. Hơn nữa chúng mình cũng sẽ học được rất nhiều collocation qua các bài đọc trong IELTS. Và chắc chắn rằng những collocation mình học được trong reading đó là những công cụ vô cùng và cực kỳ quý giá để mình hoa mĩ, mình “múa từ” trong bài IELTS writing và speaking sau này. Công việc của chúng mình chỉ còn là note lại những collocation đó vào một quyển sổ riêng chỉ viết collocation thôi nhé!
Tổng kết lại,về kỹ năng reading, mình muốn đặc biệt lưu ý các bạn 3 điều ở trên. Reading nó có rất nhiều dạng, mỗi dạng có một chiến thuật, cách làm khác nhau, nhưng mình muốn nhấn mạnh là dù là dạng reading nào thì 3 điều mình vừa lưu ý trên đều áp dụng cho tất cả mọi dạng bài đọc. Mọi người hãy cố gắng áp dụng để đạt được hiệu quả tối đa khi luyện bài reading nhé!