NGỮ PHÁP – Câu bị động

I. Giới thiệu chung 

Câu bị động là một trong các kiến thức quan trọng có tính ứng dụng cao trong cả giáo tiếp và luyện thi chứng chỉ IELTS, tuy nhiên rất nhiều học viên còn nhầm lẫn trong việc sử dụng nó. Vậy bản chất và những lưu ý đặc biệt nào của câu bị động mà các học viên cần đặc biệt lưu tâm, hãy cùng tác giả khám phá trong bài viết dưới đây. 

II. Cấu trúc câu bị động 

Trước hết cần phân biệt câu bị động và chủ động.

Chủ động là khi chủ ngữ thực hiện hành động ở vị ngữ ví dụ như trong câu: 

  • My mom bought a new sofa yesterday.

Ở câu trên chủ ngữ “Mẹ tôi – My mom” đã thực hiện hành động “Mua – Bought” ở vị ngữ.

Hãy xem thêm 1 ví dụ nữa về câu chủ động.

  • I have done my homework.

Chủ ngữ “I” thực hiện hành động “done” ở vị ngữ.

Tuy nhiên trong câu bị động, chủ ngữ không thực hiện hành động mà là đối tượng bị tác động.

Ví dụ: 

A new sofa was bought by my mom.

Trong câu trên, chủ ngữ “A new sofa” không thực hiện hành động “bought- mua” ở vị ngữ, mà là đối tượng được “mua” bởi “my mom”

Tượng tự như vậy, trong câu “My homework has been done by me” , chủ ngữ “my homework” không thực hiện hành động “done” mà là đối tượng được “done” bởi nhân vật “ me”

Vậy, câu trúc của câu bị động là:  S + be+ Vii

Các học viên cần lưu ý không nên học máy móc công thức, mà chỉ cần hiểu động từ tobe sẽ được chia theo thì là sẽ có công thức câu bị động của tất cả các thì

Cụ thể như sau, Tobe ở hiện tại đơn là Is/am/are, còn ở quá khứ đơn là Was/ were vậy công thức đầy đủ của câu bị động ở thì hiện tại đơn sẽ là: S+ is/am/are + Vii

Và ở Quá khứ đơn sẽ là:  S+ was/ were+ Vii

Tương tự như vậy với các thì còn lại.

  • Khi nào thì dùng câu bị động

Hãy nhớ rằng, học câu bị động không phải để làm tốt bài thi ngữ pháp, vì vậy các học viên cần nắm rõ khi nào thì ưu tiên dùng câu bị động, chứ không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ công thức và làm các dạng bài tập ngữ pháp. 

Câu bị động được dùng khi người nói, viết muốn nhấn mạnh hành động và ít quan tâm đến đối tượng thực hiện hành động.

Ví dụ trong câu America was discovered 4 centuries ago, tác giả chỉ nhấn mạnh truyền tải thông điệp về việc Châu Mĩ đã được khám phá 4 thế kỷ trước mà không quan tâm đến ai là người đã khám phá ra nó. 

  • Những lỗi sai liên quan đến việc sử dụng câu bị động.

Phần lớn người học hay lầm tưởng các câu có “bị”, “được” của tiếng việt sẽ được chuyển ngữ thành câu bị động của tiếng Anh. Thực tế, đây là 1 mẹo mà học viên hay áp dụng sai, khiến cho việc học câu bị động càng trở nên khó khăn hơn.

“ Bị”, “ được” của tiếng Việt đôi khi có giá trị miêu tả cảm xúc, trong khi bị mang nghĩa tiêu cực thì “được” mang nghĩa tích cực. Ví dụ trong câu “Năm ngoái, Tôi được đi du lịch khắp nước luôn đấy”. Từ được trong câu hàm ý người nói hứng thú với việc đi du lịch và coi việc đi du lịch là 1 hành động tích cực. 

Còn trong câu “Cái xe bị biến mất” thì người nói hàm ý tiêu cực, hàm ý đó là sự việc không được mong đợi.  Và hai câu trên là câu chủ động trong tiếng Anh.

Vì vậy để có thể dùng câu bị động 1 cách chính xác nhất, các học viên chỉ cần chú ý 1 điều đơn giản, tự đặt câu hỏi, ai, cái gì thực hiện hành động, nếu câu trả lời là chủ ngữ thì dùng là câu chủ động, ngược lại nếu câu trả lời không phải chủ ngữ thì dùng câu bị động. Cụ thể như sau.

Trong câu “cái xe bị biến mất” thì cái gì biến mất, câu trả lời là “cái xe- chủ ngữ” – chủ động.

Trong câu “Năm ngoái, Tôi được đi du lịch khắp nước luôn đấy”  câu hỏi đạt ra là, ai đi du lịch, câu trả lời là “tôi- chủ ngữ” chủ động.

Để hiểu rõ hơn, các học viên cần có thêm kiến thức về “intransitive verbs-Nội động từ” và “transitive- Ngoại động từ” trong tiếng Anh.

“Intransitive Verb- Nội động từ” là các động từ không cần có tân ngữ đi kèm ví dụ như trong câu “The cost of living has risen” 

Động từ “rise- tăng” trong câu “chi phí cuộc sống tăng” bên trên là 1 nội động từ chỉ trạng thái tăng của chủ ngữ, nó không cần 1 tân ngữ nào đứng sau nhưng câu vẫn trọn vẹn nghĩa.

Trong câu “The the Government should reduce taxes on biogases”,  động từ “reduce- giảm” trong câu “ Chính phủ nên giảm thuế đánh vào xăng sinh học” bên trên là 1 ngoại động từ vì nó cần có tân ngữ “đánh vào xăng sinh học” làm tân ngữ thì mới diễn đạt một ý trọn vẹn.

Từ đây có thể thấy chỉ ngoại động từ mới có thể chia ở bị động còn các nội động từ thì luôn chia ở chủ động.

  • Ứng dụng của câu bị động trong bài thi IELTS

Trong bài thi reading, trước hết, các học viên cần hiểu ý của bài đọc khi tác giả sử dụng câu bị động, từ đó mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác. 

Hãy phân tích các ví dụ sau trích từ test Cam 11

The consumption of …. would be cut because agricultural vehicles would be unnecessary. 

Để điền được từ vào chỗ trống, trước hết người đọc phân tích chỗ trống, kết hợp với kiến thức của câu bị động,  chỗ trống là danh từ chỉ cái được cắt giảm, tức chỗ trống là tân ngữ bị tác động của động từ “Cut”.

Sau đó người đọc cần sử dụng kỹ năng scanning để tìm ra đoạn chứa thông tin trong bài “…. It would also dramatically reduce fossil fuel use”, Trong câu này, tân ngữ bị tác động của động từ “Cut” cần tìm là cụm “ fossil fuel use” đứng sau động từ “ Reduce” ( Reduce là đồng nghĩa của cut). Trong đó, “use” là đồng nghĩa của “ consumption”, vậy đáp án cuối cùng của câu trên là “ fossil fuel”.

Như vậy để làm chính xác 1 câu điền từ trong bài thi IELTS Reading, bên cạnh những kiến thức khác, thì câu bị động là 1 phần không thể không biết, đòi hỏi người học cần có sự hiểu biết sâu sắc, chứ không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ công thức thông thường. 

Lưu ý: 

Phần kiến thức liên quan đến bị động của câu phức và ứng dụng sẽ được chia sẻ ở bài viết số tiếp theo của chuyên mục.

Bài viết liên quan