Tuyệt chiêu cho dạng bài T/F/NG IELTS READING, Phần 1 – CRITICAL THINHKING

Tuyệt chiêu cho dạng bài T/F/NG IELTS READING, Phần 1 – CRITICAL THINHKING 

Một trong những dạng đặc trưng và khó nhất của IELTS READING chính là dạng câu T/F/NG. Nhưng một khi đã muốn đạt điểm cao thì phải vượt qua được thử thách mang tên T/F/NG này.

Đã có rất nhiều chia sẻ từ các nguồn trên mạng về việc đọc từ khóa, scanning skill vv, nhưng tóm lại là các em vẫn chưa làm được cho dù có “cày đi cày lại”, thế rốt cục làm sao để giải quyết dứt điểm dạng bài này, hãy cùng cô Ngân đi vào cốt lõi để giải quyết tận gốc vấn đề nhé.

Các bước làm bài thông thường. 

Đọc và hiểu câu tường thuật, lưu ý đọc hiểu chứ không phải là dịch sang tiếng Việt. Để đọc hiểu được câu các em cần hiểu cấu trúc câu, để hiểu cấu trúc câu các em cần hiểu cấu trúc của các cụm từ trong câu.

Có những người nói là không cần hiểu, chỉ cần gạch chân từ khóa thì nên biết rằng nếu mục tiêu của các em khoảng 4.0 thì có thể dùng tạm chiêu bài này còn mục tiêu 8.5, 9.0 thì không dễ ngon ăn như vậy đâu, đấy là còn chưa kể không hiểu thì các em cũng không xác định được từ khóa đâu mà gạch chân.

Cách gạch chân từ khóa sao cho chuẩn thì các em có thể tìm hiểu trong 1 bài chia sẻ chuyên sâu về kỹ năng scanning ở 1 mục khác.  Sau khi tìm thấy thông tin liên quan trong bài tức là thực hành xong bước scanning, các em tiến hành phân tích để đưa ra quyết định cuối cùng và lựa chọn T/F/ hay NG. Đây là bước mang tính quyết định, và như cô đã nói, nếu bạn nào vẫn mong có típ nào đó để mình không hiểu mà vẫn làm được thì cô xin lỗi, các em có thể dừng, không cần đọc phần tiếp theo.

Trước hết để làm được cần hiểu rõ đòi hỏi của dạng bài này,  Dạng bài này đòi hỏi thí sinh hiểu bản chất của câu và có tư duy phê phán để không bị sa đà vào suy diễn. Cần nói thêm là các em phải phân biệt được suy diễn và suy luận. Các em được phép suy luận tức là dùng tư duy logic để nhận diện sự thật,

Ví dụ a=b, và b=c thì a=c là 1 câu đúng và các em đang suy luận logic.

Còn “nó lờ tao đi” thì chưa chắc đã là “nó kinh tao” đây là lỗi suy diễn.

Vậy làm sao để vận dụng critical thinking- tư duy phê phán 1 cách xuất sắc để ăn trọn điểm dạng bài này, hãy phân tích thêm 1 vài ví dụ sau.

Giả thuyết 1: Hôm qua Nga không đi học vì trời mưa

1 vài  mệnh đề đúng được suy luận từ câu trên bao gồm: (Tức là nếu câu giả thuyết là đúng thì các câu mệnh đề sau cũng đúng.)

  1. Có tồn tại 1 nhân vật tên Nga
  2. Hôm qua Nga không đi học
  3. Hôm qua trời mưa.

Giả thuyết 2: She was the first woman to win a Nobel Prize.

1 vài  mệnh đề đúng được suy luận từ câu trên bao gồm:

  1. There was a prize called “Nobel Prize”.
  2. She was a woman.
  3. There were no women who won a Nobel Prize before her.

Giả thuyết số 3: At the age of 16 won a gold she medal on completion of her secondary education. 

  1. There existed a completion of her secondary education.
  2. She won a gold medal.

Giả thuyết 4: Yesterday, when I met him, he ignored me. 

  1. Yesterday I met him,
  2. Yesterday he ignored me.
  3. He disrespected me.

Câu số 3 là kết quả của việc suy diễn, việc anh ta lờ tôi đi chưa chắc đã phải là anh ta không tôi trọng tôi. Mệnh đề “ anh ta không tôi trọng tôi” có thể đúng cũng có thể sai.

Giả thuyết 5: Mary is lazier than her sister. 

  1. Her sister is not as lazy as Mary is.
  2. Mary is not the only daughter in her family.
  3. Mary has at least 1 sister.

Vì thế trong khóa học chuyên sâu reading tại ZORBA, cô không tập trung vào phần ngọn mà sẽ cung cấp các kiến chuyên sâu đánh đúng vào đòi hỏi của các dạng bài, vì các em cần hiểu là để học mấy cái mẹo tips gì đó thì nhanh lắm nhưng nó không giải quyết được tận gốc rễ vấn đề mà chỉ giúp hạn chế sự phụ thuộc vào từ vựng mà thôi.

Các em đón đọc thêm về  dạng bài này ở phần 2 nhé.

ZORBA – Luyện thi IELTS cùng chuyên gia.
??̣? ???̛̉ ???̂̃? ???́ ? ???̂̀?
Đ?̆?? ??́ ???? ??̣? https://goink.me/S0K
————————–
☎: 0963.804.870
? info@zorba.edu.vn
? zorba.edu.vn
? CS1: Tầng 16. 101 Láng Hạ. Đống Đa. Hà Nội.
? CS2: 59 Ngô Quyền. Trần Lãm. Thái Bình

Bài viết liên quan