Vì sao học IELTS mãi không nâng band?
Nhiều bạn tự tin về khả năng tiếng anh sau khi tham gia một vài kì thi IELTS online trên internet. Sau khi làm một số đề IELTS online thì trình độ có thể vào khoảng 5.0-5.5. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian 3-6 tháng tự học thì vẫn thấy mình “giậm chân tại chỗ”, chưa có nhiều tiến bộ dù cũng chăm chỉ “cày” IELTS mỗi ngày.
Vừa buồn, vừa nản, mất hết động lực học tập. Mặt khác lại sốt ruột, lo lắng vì ngày thi ngày càng cận kề mà mình việc ôn tập vẫn chưa đến đâu. Vậy vấn đề của bạn ở đâu?
1. Hãy tìm người hướng dẫn cách học hiệu quả
Nhiều bạn nghĩ rằng nên tự học IELTS trước “cho biết”, sau đó mới tìm nơi để luyện thi IELTS. Tuy nhiên, nếu không có người hướng dẫn, bạn sẽ thường rơi vào tình cảnh học mà không hiểu, hay tưởng mình đã hiểu nhưng thật ra… chưa hiểu gì. IELTS là một kỳ thi đánh giá năng lực. Mà đã là thi cử thì ngoài những kiến thức nền tảng, bạn còn cần rất nhiều kỹ năng làm bài, thứ mà chỉ có những bậc tiền bối dày kinh nghiệm mới có thể giúp cải thiện.
Trên thực tế, tự học IELTS chỉ thật sự hiệu quả khi đã có một lượng kiến thức tiếng Anh vững vàng. Nếu phải quy ra điểm số, thì có lẽ phải từ 6.5 IELTS trở lên. Bởi lúc này mới có thể đọc được tài liệu bằng tiếng Anh mà không gặp quá nhiều khó khăn, và sử dụng các nguồn học tiếng Anh phù hợp.
IELTS ZORBA với đội ngũ giáo viên giỏi và nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc ngay từ đầu, để không phải tự mình bơi trong “biển IELTS” bao la nữa.
2. Đừng chỉ tập trung vào 1 tiêu chí đơn lẻ – từ vựng
Nhiều bạn thường lầm tưởng chỉ cần đi sưu tầm những cụm từ “đao to búa lớn” và hy vọng rằng việc sử dụng những cụm từ này trong bài thi như Viết, Nói sẽ giúp mình tăng band điểm. Điều này chỉ đúng một phần.
IELTS yêu cầu thí sinh phải dùng từ vựng mang tính học thuật (academic), nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dùng từ cao siêu hoặc vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chính em, hay thậm chí là giám khảo!
IELTS Speaking có tới 4 tiêu chí đề quyết định điểm số của em, do đó không thể mong đạt được band điểm cao nếu như chỉ tập trung vào 1 tiêu chí, cụ thể là từ vựng. Ngược lại, việc này có thể gây phản tác dụng, bởi nếu dùng từ quá hàn lâm trong khi bản thân không hiểu rõ nghĩa, hay phát âm sai, thì điểm sẽ còn tệ hơn việc dùng từ ngữ đơn giản, tự nhiên nhưng phát âm chuẩn và nói với tốc độ dễ nghe.
Tương tự đối với Writing, nếu không đáp ứng được yêu cầu bài viết, lập luận rời rạc, còn mắc lỗi ngữ pháp,… thì từ vựng “cao siêu” đến đâu cũng khó mà kéo được điểm của thí sinh lên. Chưa kể, những cụm từ này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được đặt vào đúng ngữ cảnh và phù hợp với văn phong của toàn bộ bài viết. Giám khảo IELTS hoàn toàn dễ dàng nhận ra việc đang cố gắng “nhồi” từ vựng mà không hiểu được cặn kẽ vấn đề.
Vì những lý do trên, nên tập trung luyện tập kỹ năng trình bày trực tiếp vào vấn đề, cụ thể và đơn giản. Thay vì đi lượm nhặt từ vựng một cách vô thưởng vô phạt, hãy học cách diễn đạt sao cho logic, lập luận thế nào cho dễ hiểu bằng ngôn từ phù hợp.
3. Học theo mẫu đúng cách
Những bài viết mẫu, câu trả lời mẫu do những thí sinh đạt điểm cao hay các thầy cô chia sẻ trên các cộng đồng luyện thi đang ngày càng trở nên phố biến. Việc đọc bài mẫu thực chất giúp chúng ta học tập được rất nhiều từ kinh nghiệm của người đi trước, từ đó giúp tối ưu điểm số trong kì thi.
Tuy nhiên nhiều bạn lầm tưởng rằng cứ copy những bài mẫu này thì điểm cũng sẽ cao như vậy. Cách học thuộc này chỉ mang tính đối phó, bởi khi gặp đề không trúng “tủ”, bạn sẽ lúng túng. Với các giám khảo kinh nghiệm, họ hoàn toàn nhận ra thí sinh chỉ đang “nhắc lại” những gì đã học thuộc.
Do đó, thay vì chỉ đọc hay học vẹt bài mẫu, hãy phân tích xem bài mẫu đó có những ưu điểm gì, vì sao nó đạt điểm cao, hay những ý tưởng trong bài được triển khai như thế nào…rồi áp dụng những yếu tố đó vào chính bài làm/ câu trả lời của mình nhé!
4. Hãy làm lại
Biết rằng nhiều bạn đang “luyện đề thần tốc” bằng việc cố gắng làm thật nhiều đề thi IELTS trong khoảng thời gian ngắn. Đối với IELTS, tâm lý chung của người học là tìm thêm những chủ đề mới lạ để dễ dàng khơi gợi sự hứng thú, cảm giác chinh phục. Các bạn sẽ tìm nghe những nội dung mới, tìm bài đọc mới, viết nhiều đề lạ hoặc tìm hiểu những chủ đề speaking khó hơn.
Thế nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng việc “lướt” qua đề thi và đáp án nhanh như vậy chỉ khiến bản thân quên đi nhanh chóng, vì sẽ giữ tâm lý chủ quan: “Mình nhớ chỗ này rồi” nhưng thực chất là chẳng nhớ gì cả.
Chính công đoạn “làm lại đề cũ” mới là cái giúp tiến bộ. Với mỗi đề thi đã làm, cần thời gian để nghiền ngẫm, xem mình thường mắc sai lầm ở đâu, vì sao mình lại sai điểm đó, làm thế nào để làm cho đúng điểm đó, từ đó tìm cách khắc phục để không mắc lại lỗi đó nữa. Còn nếu chỉ chú tâm vào làm đề mới, khả năng là khó mà biết hết được những “lỗ hổng” trong kỹ năng của mình, điều rất dễ khiến mất điểm oan trong phòng thi.
Công đoạn “làm lại” này là cực kì dễ nản. Nhưng một một khi đã chú tâm, bạn có thể sẽ nâng band rất nhanh đấy. Cố gắng lên nhé!
5. Đừng quá nôn nóng
- “Bao lâu sẽ có IELTS 6.5?”
- “Bây giờ chưa biết gì muốn đạt 7.0 IELTS trong 2 – 3 tháng có được không?”
- “Người mới bắt đầu nên làm cuốn Cambridge số mấy?”
Những câu hỏi như thế này thể hiện tâm trạng chung của tất cả các học viên, vì ai cũng nôn nóng đạt thành quả sớm khi luyện thi. Tuy nhiên phải khẳng định rằng kì thi IELTS không hề dễ, thậm chí là rất khó đối với nhiều bạn khi mới bắt đầu học. Học và thi được IELTS là cả một quá trình, và việc nâng band điểm cũng không phải chuyện ngày một ngày hai. Quá nóng vội vô tình khiến bản thân bị áp lực, không tập trung cho việc học được từ đó lại phản tác dụng đấy nhé!
Không nên hấp tấp lao vào giai đoạn giải đề nếu chưa có kiến thức nền tảng. Cho dù có luyện cả chục cuốn Cambridge, làm trăm đề IELTS thì vẫn khó mà nâng trình. Lí do là chưa có đủ kiến thức, kỹ năng, chiến lược và chiến thuật khi phải đối mặt với rất nhiều dạng đề, mà mỗi cái lại cần đáp ứng những yêu cầu riêng biệt.
Lời khuyên cho bạn là thay vì đặt những mục tiêu quá chung chung (đạt 7.0 trong 3 tháng), hay thiếu thực tế (học 6 tiếng/ngày), em hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn và biến nó thành thói quen. (VD: mỗi ngày nghe 1 bài thuyết trình tiếng Anh trên TedTalk, mỗi ngày học 5 từ vựng theo chủ đề, mỗi tuần hoàn thành 1 -2 đề writing,…) Khi đã biết ứng dụng các phương pháp làm bài vào từng dạng đề cụ thể, mới nên tìm đến bộ đề để luyện tập và khi đó bộ đề mới phát huy được tối ưu hiệu quả của nó trong việc giúp chinh phục IELTS.
Mong rằng chia sẻ này đã phần nào “gỡ rối” cho vấn đề của các bạn. Hãy hiểu rằng luyện thi IELTS là cả một quá trình nỗ lực và tích lũy kiến thức, chứ không phải chỉ là học tủ, lướt đề rồi dò đáp án.
Hãy kiên trì luyện tập và chúc bạn thành công!